Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Sính lễ của người Dao
Tôi lại về miền Viễn Sơn, Xuân Tầm, huyện Văn Yên, Yên Bái, thăm lại bà con dân tộc Dao đỏ. Đến bản Khe Lép bà con mừng rỡ bảo: "Mày về đúng dịp lắm! Bản Dao đang hội tưng bừng đấy!". Tôi hỏi hội gì, có người nói thằng Tòn Dạng và con Lưu nó cưới nhau, mời cả bản, mà ở đây mỗi một khi có đám cưới là cả bản như có hội...

 


Vậy là tôi theo chân bà con dân tộc Dao đỏ ăn mừng "lễ hội". Đã có nhiều điều khiến tôi không khỏi bất ngờ và thú vị.



Một bộ quần áo có giá 60 - 70 triệu đồng



Cô dâu Bàn Thị Lưu đi qua con suối nhỏ vắt ngang đường, đám thanh niên trong bản ùa ra xem, đám trẻ con cũng tung tăng bám theo các bà các mẹ ra đầu con suối nhìn cô dâu mà trầm trồ khen ngợi.

Người thì xinh quá! Người thì dễ thương quá!... Riêng đám con trai choai choai thì xoắn xuýt bàn tán rằng, bộ trang phục mà cô dâu đang đeo ít nhất cũng phải tầm 40 triệu đồng, có khi còn hơn ấy chứ. Tôi tò mò hỏi: Sao có mỗi bộ trang phục mà đắt thế? Một người dân nói: đắt là ở cái bộ bạc mà nó đang đeo ấy. Phong tục của dân tộc Dao chúng tao hễ đám cưới là phải có một bộ bạc, không có thì không phải là cưới.


 











Bộ trang sức của cô dâu Bàn Thị Lưu hiện có giá từ 60 - 70 triệu đồng.



Tôi liền chen chân cùng đám thanh niên bản vào xem. Cô dâu đeo tới năm chiếc vòng cổ lớn bằng bạc óng ánh. Ngoài năm chiếc vòng cổ còn có trên chục chuỗi bạc khác kết lại thành vòng, trên những chuỗi bạc này được gắn rất nhiều đồng bạc từ thời Pháp, những hình trang trí như hình cá chép, dao, kiếm... tất cả đều được đúc bằng bạc. Trên diềm mũ truyền thống của cô dâu cũng hoàn toàn được trang trí bằng những đồng bạc thời Pháp, trên tay cô dâu cũng phải đeo một đôi vòng bạc cổ.



Ông Triệu Văn Sinh, một người dân bản Khe Lép nói: Cách đây khoảng hai mươi năm, người dân muốn có một bộ vòng bạc phải đi đón thợ dưới xuôi lên, nuôi thợ trong nhà cả tháng mới làm xong. Một số nhà dân cũng có thể làm được bằng phương pháp thủ công, tuy nhiên chất lượng không tốt, vòng bạc không đẹp như của người dưới xuôi.

 











Mỗi đám cưới ở bản Dao là một ngày hội lớn.



Tôi đem chuyện đồ trang sức bằng bạc của cô dâu hỏi anh Trần Anh Vũ, thợ làm bạc cho bà con dân tộc duy nhất còn sót lại ở Văn Yên. Anh Vũ cho biết: Thời điểm hiện tại, một bộ vòng bạc nếu làm theo đúng ý của bà con không phải là 40 triệu đồng mà phải 60 - 70 triệu đồng mới làm được.



Giá 1 lạng bạc có hàm lượng 60% bạc nguyên chất là 1,4 triệu đồng, nếu hàm lượng bạc nguyên chất đạt 90% giá là 2 triệu. Một bộ vòng bạc trang sức của cô dâu nặng khoảng 2,5kg, nếu chạm trổ những vật trang sức tinh xảo phải mất cả tháng, có những chi tiết được làm bằng máy móc chư chiếc dao, kiếm... nhưng một số chi tiết khác phải làm thủ công. Nếu tính cả tiền công và tiền bạc thì một bộ trang sức bạc của cô dâu phải tốn mất 70 triệu đồng.



Một người dân bản Khe Lép giải thích rằng: "Trên trang phục đám cưới của cô dâu nhất thiết phải có bạc và các màu gồm: Màu đỏ là sự rực rỡ của ánh bình minh, thể hiện con người luôn hướng về phía Mặt Trời. Màu xanh là của núi rừng, nơi con người sinh sống. Còn màu trắng của bạc là màu thể hiện sự trong trắng, thủy chung của người con gái. Khi đeo trọn bộ trang phục này màu trắng của bạc trở nên óng ánh, lộng lẫy nhất.

 











Thịt lợn được xếp thành con để cúng.



Trên những chiếc vòng bằng bạc có một số hoa văn lạ như hoa văn hình quả trám, chiếc kiếm, con cá, mái chèo... Khi hỏi về việc vì sao lại có những hoa văn như vậy trên những chiếc vòng bạc, những người cao tuổi nhất làng cũng không thể giải thích nổi, chỉ biết từ thuở cha ông sinh ra đã thấy có trang phục như vậy. Các cụ nói đời sau phải theo đó mà giữ lấy truyền thống của dân tộc mình, vì thế con cháu cứ nghe lời các cụ truyền lại mà làm.



Xẻ thịt 1 con trâu mộng, 5 con lợn



Để chuẩn bị cho đám cưới Triệu Tòn Dạng cùng thanh niên bản đã thức suốt một đêm để xẻ thịt một con trâu mộng, năm con lợn béo mỗi con nặng 90kg để đãi dân làng. Dạng nói: Nhà mình phải thịt trâu, lợn trong một ngày thôi, ngày hôm sau vào đám cưới thì chỉ đem thịt ra nấu đãi khách, không phải làm nữa.



Tôi hỏi sao đã thịt trâu rồi lại còn phải thịt nhiều lợn thế. Dạng bảo, phong tục ở đây là vậy đó, khi ăn cỗ bàn nào ăn hết món này lại đem ra món khác, khách khứa ăn uống no nê thì thôi, nếu không dân làng sẽ chê cười nhà mình. Đám cưới của em thế, này là đã được "rút gọn" rất nhiều, vì chỉ tổ chức trong một ngày thôi, còn những đám khác phải tổ chức tới hai đến ba ngày.

 











Cô dâu và chú rể uống rượu trong lễ thành hôn theo phong tục của người Dao.



Để có đủ lợn, trâu thịt trong ngày cưới gia đình đã phải chuẩn bị từ trước đó. Ông Triệu Văn Sinh, một người dân xã Xuân Tầm cho biết: Hễ nhà nào có con cái lớn trong nhà thì đều phải chuẩn bị hết, trong nhà phải có vài con trâu, vài con lợn để dự trữ. Lúc cưới, nếu còn thiếu trâu, thiếu lợn thì hàng xóm giúp đỡ, khi nào có thì trả. Nếu vẫn thiếu nữa thì mới phải đi đến các bản khác để mua.



Lúc cưới, có ba thầy cúng cùng hành lễ, phải để nguyên một con lợn béo cho một thầy cúng tổ tiên, một đùi cho thầy cúng thổ công, một đùi cho thầy cúng ma. Đó là nghi lễ bắt buộc phải có để tác thành cho cô dâu và chú rể. Lúc vãn hội, thầy cúng về thì phải biếu phần cho thầy cúng mỗi người một đùi lợn làm quà. Khi anh em họ hàng nhà gái đưa dâu về thì cũng phải biếu mỗi nhà một đến hai cân thịt lợn làm quà, nếu không họ nhà gái sẽ chê cười...










Khoảng vài năm trở lại đây, người Dao đã bán rất nhiều bạc đi để lấy tiền nên còn rất ít nhà giữ được đầy đủ các bộ trang sức truyền thống bằng bạc. Hiện nay, để làm một bộ trang phục cô dâu thì phải trả một số tiền quá đắt nên người dân chuyển sang đi thuê trang phục trong lễ thành hôn, vì thế chi phí rất thấp nhưng vẫn đảm bảo giữ được phong tục truyền thống trong đám cưới.



Quách Dương
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Cá trèn bầu kho tộ vùng sông nước Cửu Long (30-11-2011)
    Ngôn ngữ của nem (19-11-2011)
    Chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế  (18-11-2011)
    Ngon lạ gỏi trứng cá chuồn Đà Nẵng  (14-11-2011)
    Món ăn dân dã từ nhái đồng (11-11-2011)
    Hà Nội trình Chính phủ phương án đổi giờ làm (07-11-2011)
    10 món cơm nổi tiếng trong ẩm thực Việt (02-11-2011)
    Cá lóc đồng kho chuối  (30-10-2011)
    Chè nếp xứ Quảng (11-10-2011)
    Ngọt vị hến sông quê (10-10-2011)
    Cháo cá tràu rau đắng – món ngon chốn đồng quê  (03-10-2011)
    Cá linh kho me (02-10-2011)
    Sống nhờ cơn lũ dữ ở đồng bằng Cửu Long (30-09-2011)
    Thịt chua – đặc sản núi rừng  (30-09-2011)
    Bánh canh cá lóc, hương vị đất cố đô (27-09-2011)
    Lẩu dụm, gân bò đun (27-09-2011)
    Mì Quảng níu chân du khách (22-09-2011)
    Cá thát lát tẩm sả ớt chiên giòn (22-09-2011)
    Cháo hà – đậm đà vị biển  (19-09-2011)
    Đậm đà bánh tráng cuốn thịt heo (16-09-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152784313.